Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…


May 26, '10 9:38 PM
for everyone
Mỗi khi buồn, tôi thường tìm nghe bản nhạc Trịnh nào đó như một bản năng. Tôi cũng không hiểu vì sao…Có lẽ là vì cảm giác vô hình về một bàn tay chạm nhẹ vào nỗi buồn sâu thẳm trong tôi, và khẽ khàng xoa dịu nó! Tôi luôn muốn lý giải điều đó, nhưng thật khó khăn giống như việc cắt nghĩa những ca từ triết học của Trịnh vậy.
...Và có lẽ không thể không nói tới Diễm xưa trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Diễm xưa đã vượt qua “những mùa mưa nắng khắc nghiệt” sống mãi trong lòng bao thế hệ người nghe nhạc bằng một thứ triết lý sâu sắc đến đớn đau: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

Diễm xưa
, gợi cho ta nhớ về xứ Huế của những tháng năm cách đây hơn nửa thế kỉ. Cố đô lặng lẽ như một giấc chiêm bao đã đi vào thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử đầy hư ảo: “Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay

Mảnh đất vốn mang nhiều bóng hình của quá khứ với những đền đài, lăng tẩm ấy là nơi ghi đậm dấu ấn của mối tình éo le của người nhạc sĩ tài hoa:
Mưa vẫn bay bay trên tầng tháp cổDài tay em mấy thủa mắt xanh xaoNghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏĐường dài hun hút cho mắt thêm sâu


Xuyên suốt bài hát là bóng hình mong manh của cô thiếu nữ xứ Huế đi về trên những con đường “hun hút” và cả trong nỗi khắc khoải mong chờ của người nghệ sỹ. “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua” – Ấy là giai thoại nổi tiếng do chính tác giả đã kể lại về mối tình đã tạo nên bản tình ca Diễm xưa mĩ lệ.
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏBuổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa quaTrên bước chân em âm thầm lá đổChợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Thật khó có thể cắt nghĩa được vẻ đẹp mơ hồ, huyền ảo của Diễm xưa. Phải chăng, đó là do những triết lý mang chiều sâu nhân sinh trong sự hoà quyện cái vô sắc, vô hình, và cái hư ảo của tình yêu tuổi trẻ? Mỗi lần nghe những câu hát đó, tôi lại cảm thấy nỗi đau cứa qua tâm hồn:
Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển độngLàm sao em biết bia đá không đauXin hãy cho mưa qua miền đất rộngNgày sau sỏi đá cũng cần có nhau…
Diễm xưa đã được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi (tạm dịch là Nét đẹp xưa) và sau này được thể hiện bởi giọng ca trứ danh Yoshimi Tendo. Utsukushii mukashi được đánh giá là một trong những bản tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản:
Ai là người đã bảo tôi rằngNơi cuối con đường ấy có tình yêuTình yêu mà em không hề biếtPhải chăng đấy là lời của gióHay những lời đồn thổi
Giá như em có thể ở bên tôiỞ bên tôi mà không hề biết đến tình yêuTôi đã mơ thấyGiờ đây tôi ở bên emCho đến cuối cuộc đờiVậy mà…
Giờ đây ở phía cuối con đườngTôi vẫn tìm kiếm tình yêuCòn emEm đã biến mất theo làn mưa
(Tạm dịch Diễm xưa từ lời tiếng Nhật)
Có lẽ Diễm xưa đã chinh phục người Nhật bởi giai điệu khắc khoải, sâu lắng thực sự gần gũi với mỹ cảm của họ. Trên phương diện nào đó, âm nhạc của Trịnh Công Sơn dường như giúp ta thấy sự giao cảm giữa tâm hồn của hai dân tộc. Và tôi tự hỏi, trong những bản tình ca hay nhất của Việt Nam, liệu có thể thiếu Diễm xưa?

(ST)...N
hững ngày mưa ở Sydney

hoacucvang wrote on May 28, '10
Mưa - tâm trạng và bão lòng :)
cuoidekhonggia wrote on May 28, '10
Mưa vẫn mưa bay...
sydney2000 wrote on May 28, '10
hoacucvang said
Mưa - tâm trạng và bão lòng :) 
Tâm trạng khi co' mưa...BUON
sydney2000 wrote on May 28, '10
Mưa vẫn mưa bay... 
Mưa vẫn mưa bay...Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Tình yêu lãng mạn và tình yêu đích thực.


Tình yêu lãng mạn và tình yêu đích thực

 

•Tình yêu lãng mạn là tìm kiếm sự hoàn hảo; tình yêu đích thực là bỏ qua những lỗi lầm, khuyết  điểm của nhau.
•Tình yêu lãng mạn thì bay bổng, tình yêu đích thực thì ở an toàn dưới mặt đất.
•Tình yêu lãng mạn thì khổ sở khi đợi điện thoại để nghe được giọng êm ái của người yêu; tình yêu đích thực thì chỉ để chắc rằng người kia đang an toàn và hạnh phúc.
•Tình yêu lãng mạn thì luôn cố gắng làm mọi thứ thu hút người kia; còn tình yêu đích thực thì luôn được là chính mình

ST Tổng Hợp

hoacucvang wrote on May 25, '10


Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô - Mark.

Mark là một sĩ quan quân đội. Anh rất yêu Susan, đã nhìn thấy cô tuyệt vọng đến mức nào, anh quyết định giúp Susan lấy lại được sức mạnh và tự lập. Đầu tiên, anh tìm cho cô một công việc dành cho người khiếm thị. Nhưng làm sao cô đến chỗ làm việc được đây ? Mark đề nghị đưa cô đến chỗ làm hằng ngày, dù hai người ở hai đầu thành phố. Tuy nhiên sau đó, Mark nhận ra rằng đó không phải là giải pháp. Susan sẽ phải tự mình đi xe buýt, tự đến chỗ làm - đó mới là cách đúng. Nhưng Susan rất nhạy cảm, cô ấy sẽ phản ứng thế nào ? Đúng như với Mark nghĩ, Susan hết sức hốt hoảng khi nghe tới việc mình phải tự đi xe buýt. "Em bị mù" mà"- Cô phản ứng bằng giọng cay đắng - "Làm sao em biết em sẽ đi đến đâu? Anh bỏ rơi em phải không ? "

Mark rất đau lòng khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa sẽ cùng cô đi xe buýt mỗi sáng và mỗi chiều, bao lâu cũng được, cho đến bao giờ cô quen với việc đi xe buýt.Trong hai tuần liền, Mark trong bộ đồng phục quân đội, đi theo Susan đến nơi làm việc. Anh dạy cô làm sao để sử dụng các giác quan khác, nhất là thính giác, để biết mình đang ở đâu và làm sao để quen với môi trường mới. Anh cũng giúp cô làm quen với những người lái xe buýt, nhờ họ để mắt đến cô, giữ cho cô một chỗ ngồi hằng ngày ... Cuối cùng, Susan nói cô có thể tự đi được.

Sáng thứ hai, lần đầu tiên, họ đi theo hai hướng khác nhau.

Thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày Susan đều tự đi xe buýt đến chỗ làm và đón xe buýt đi về. Susan cảm thất rất vui vì cô vẫn tự mình làm được mọi việc. Thứ hai của 5 tuần sau đó, Susan đón xe buýt đi làm như mọi khi. Khi cô đang đóng tiền mua vé tháng cho người lái xe, bỗng anh lái xe nói: "Tôi thật ghen tỵ với cô đấy nhé !". Susan không biết có phải anh ta nói với mình không. Nhưng nói cho cùng, có ai mà lại đi ghen với một cô gái mù đang đấu tranh để mà sống chứ? Cô hỏi:

- Sao anh lại ghen với tôi được ?

- Vì cô được quan tâm và bảo vệ. Cô quả là hạnh phúc !

- Tôi được bao vệ ? Anh nói thế tức là sao ?

- Suốt mấy tuần qua, sáng nào tôi cũng thấy một chàng trai mặc đồng phục quân đội lái xe theo, rồi đứng bên kia đường nhìn cô xuống xe. Anh ta nhìn theo đến khi cô đi qua đường an toàn, đi vào nơi cô làm việc và vẫy tay chào cô rồi mới lái xe đi. Cô quả là một người may mắn !

Susan khóc. Vì cô không nhìn thấy Mark nhưng cô cảm thấy Mark ở bên cạnh. Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất. Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã.
hoacucvang wrote on May 25, '10
THỬ YÊU LẦN NỮA (Love Again)



Tình Yêu Lãng Mạn
Xét về tình cảm, họ yêu nhau. Nhưng về lý trí, rõ ràng, Tony không phải mẫu hình lý tưởng của cô. Joshy hiểu rõ hai người là hai thế giới. Tony cũng chưa muốn có bạn gái để dồn sức cho sự nghiệp. Ngoài mặt, cậu dửng dưng nhưng lại luôn có một sự quan tâm đặc biệt không lời. Vì tất nhiên, dửng dưng chưa bao giờ có nghĩa là không thích. Và họ đã có với nhau một tháng với những gì đẹp đẽ nhất. Mọi việc đi nhanh hơn cả tên lửa NASA, đâu có ai biết cách làm cho tên lửa chậm lại khi nó đã được phóng.

Cả Joshy và Tony đều cảm thấy những vấn đề không bình thường giữa hai người nhưng họ luôn né tránh. Một sai lầm kinh điển của những đôi yêu nhau. Không lâu sau đó, Tony đề nghị chia tay. Cậu đã phải chịu nhiều áp lực trong việc cố gắng trở thành một người bạn trai. Việc có bạn gái đã ngốn mất nhiều thời gian mà đáng lẽ ra cậu phải dành cho sự nghiệp của mình.

Những ngày sau đó là những ngày u ám & nặng nề. Tony vẫn làm việc đều đều dù cậu không thể phủ nhận rằng cậu thấy rất trống vắng. Khi đã bình tĩnh hơn và thôi khóc, Joshy nhận thấy việc chia tay của hai người là việc vô lý nhất cô từng biết. "Có lẽ mình phải làm một cái gì đó!".

Hai tuần sau, Joshy hẹn Tony đến quán nước quen thuộc. Cô nhìn thẳng vào mắt Tony và hỏi: "Mình chia tay đã nửa tháng, anh đã cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn chưa?". Chắc chẳng ai trên đời này cho rằng trống vắng là một cảm giác thoải mái dễ chịu nhưng Tony vẫn im lặng. "Em đã có rất nhiều điều không hiểu" - Joshy nói - "Nhưng ngày hôm đó, cả hai chúng ta đều khong đủ bình tĩnh để nói chuyện với nhau. Em thật sự muốn biết anh đã chịu áp lực như thế nào".

Không dễ để Tony nói ra những gì cậu nghĩ nhưng Joshy đã khéo léo thuyết phục bằng tất cả những dịu dàng và cảm thông nhất mà cô có thể. Sau cùng, cô nói: "Em thật sự không thể chịu đựng được khi mình mất nhau như vậy. Nếu anh vẫn còn một chút tình cảm với em, chỉ cần một chút thôi nhưng là tình cảm thật sự chứ không phải lòng thương hại và anh cũng không muốn kết thúc như thế, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu lại thật chậm. Em tin mình có cơ hội để làm mọi việc tốt đẹp hơn".

Tony im lặng rất lâu. "Mình sẽ bắt đầu thật chậm như thế nào?" - Cậu hỏi. "Nếu anh thật sự muốn biết và muốn thử, hãy gật đầu cho em xem nào!" - Joshy trả lời. Tony bật cười và gật đầu. Joshy vẫn luôn lém lỉnh như thế.

Joshy chậm rãi. "Sẽ có một vài quy định bắt buộc, tất nhiên! Nhưng hãy thoải mái anh nhé! Em chỉ muốn cùng anh chơi một trò chơi thôi! Và đây là quy định của cô: Mỗi tuần họ sẽ gặp nhau ít nhất một lần và nhiều nhất ba lần. Mỗi người được quyền chủ động những cuộc hẹn và cả việc sẽ đi đâu trong một tuần. Tuần sau đến lượt người kia. Người bị động có quyền từ chối nếu không thoải mái nhưng một tuần bắt buộc phải có một lần đi cùng nhau. Đến khi một người muốn có cuộc hẹn thứ tư trong một tuần và người kia đồng ý thì đã đến lúc mọi việc trở lại bình thường như nó vốn như thế.

"Để bắt đầu, chúng ta sẽ bốc thăm" - Joshy lấy từ trong xắc tay hai lá thăm be bé - "Người nào bốc được lá thăm ghi chữ THE FIRST sẽ là người chủ động hẹn đầu tiên. Và tuần kế tiếp sẽ là quyền chủ động của người kia. Cứ như thế! Anh đã luôn nhường em nên lần này em nhường anh trước đấy!"

Tony bốc trúng lá thăm ghi chữ THE FIRST. Một tuần sau đó, cậu hẹn Joshy và trò chơi bắt đầu. Không dễ để hàn lại những thứ đã vỡ. Rất nhiều lúc Tony cảm thấy chán nản. Ý nghĩ về việc không hợp nhau làm cậu cứ muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng tình yêu cậu dành cho Joshy là một tình yêu thật sự. Joshy đã nói với cậu trước khi ra về ngày hôm đó: "Em chỉ cần anh can đảm và kiên nhẫn chút thôi để cùng em vượt qua giai đoạn khó khăn này". Cậu luôn nhắc nhở mình câu nói ấy để kìm bớt tính nóng vội và mau nản. Joshy cũng không dễ chịu gì hơn. Cô phải đánh đòn tính tự ái của mình rất nhiều roi để nó yên thân mà nằm xẹp xuống. Cô tập yêu luôn cả những điều khiếm khuyết ở người con trai minh chọn. Cô lặp lại liên tục trong đầu hai từ "kiên nhẫn". Đã có nhiều điều buồn cười xảy ra trong suốt những ngày đó. Vì Joshy không hề quy định sẽ làm gì trong những lần gặp nhau nên họ nghĩ ra đủ trò. Joshy bắt Tony phải đến tiệm uốn tóc tán gẫu với cô trong khi các cô thợ rị mọ với cả đống ống cuốn trên đầu. Tony cũng khiến Joshy dở khóc dở cười khi ngồi chờ cậu trên thành hồ bơi nam. Họ đã cùng nhau chạy đua một chặng đường rất dài để tìm lại nhau.

Dần dần, họ thấy thích thú được quyền "hành hạ" người kia mỗi tuần và cả cái cách hỏi nhau khi bắt đầu một cuộc hẹn: "Chiều thứ sáu này em rảnh không?". Thêm một thời gian nữa, họ bắt đầu thấy nhớ nhau và cần nhau nhiều hơn là ba cuộc hẹn mỗi tuần. Tony đã thích nghi được với việc san sẻ thời gian và áp lực cho một người luôn sẵn sàng lắng nghe cậu. Và cậu nhận thấy việc có cả bạn gái lẫn sự nghiệp không phải là điều quá khó. Vào tuần cuối cùng của tháng tư, Tony hẹn Joshy lần thứ tư trong một tuần. Hôm đó là một ngày tuyệt vời không kém ngày đẹp trời lúc họ quen nhau. Nhưng Joshy vẫn giữ nguyên quy tắc "mỗi người một tuần" của mình, cô chỉ điều chỉnh nó thành thỏa thuận. "Và tất nhiên người ta có thể vi phạm thỏa thuận trong những trường hợp có thể thương lượng được" - Joshy nháy mắt tinh nghịch khi cả hai đứng mút kem.

Ngày 14 tháng 6, Joshy đem đến cho Tony một hũ thủy tinh đựng đầy socôla với dòng chữ: "Be my valentine!". Joshy cười một nụ cười của nắng: "Những chuyện không vui đã khiên chúng ta xa nhau vào đúng ngày lễ Tình yêu. Em không muốn đợi đến năm sau mới đưa anh món quà này! Em yêu anh!" - Cô hôn Tony.

"Có một điều anh đã thắc mắc rất lâu!" - Tony nói sau khi qua phút ngất ngây - "Nếu ngày hôm đó em bốc phải lá thăm THE FIRST thì khi nào em sẽ hẹn anh?" Một nụ cười bí ẩn nở trên môi Joshy: "Thì đã bao giờ em không bốc phải là thăm THE FIRST đâu! Cả hai lá thăm đều là THE FIRST, em chỉ không cho anh nhìn thấy lá thăm của em thôi! Em muốn anh bắt đầu khi anh thật sự sẵn sàng. Còn em thì đã luôn sẵn sàng để chờ đợi anh!". Tony hỏi tiếp, cố giấu vẻ xúc động: "Nếu như anh không chơi trò đó với em, hoặc nếu như anh không hẹn lần thứ tư... nếu...". Nhưng hai ngón tay xinh xinh của Joshy đã đặt lên môi Tony để ngăn cậu nói tiếp. Cô nhẹ nhàng: "Đó là một bí mật! Khi đó, em sẽ tính cách khác nhưng em sẽ không nói anh nghe đâu!" Tony vòng tay ôm lấy cô. Cậu cũng không cần biết đến điều bí mật đó. Và sẽ chẳng bao giờ biết rằng Joshy chẳng có một dự tính nào cho những tình huống đó. Bởi cô tin là cả hai sẽ làm cho mọi việc tốt đẹp hơn.

Con người không ai là hoàn hảo. Không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ tìm được một người theo đúng những gì bạn đã vẽ ra cho một nửa của mình. Nếu thật sự yêu thương và trân trọng ai đó, hãy làm cho họ hiểu và ở bên bạn. Dù có thành công hay thất bại, bạn cũng không có gì để hối tiếc vì đã không sống và yêu hết mình. Hãy cho những người yêu thương mình và chính mình một cơ hội. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể!
cuoidekhonggia wrote on May 26, '10
:)
sydney2000 wrote on May 26, '10
Thanks HCV ve 2 cau chuyen ngan, viet ve tinh yeu, that tuyet.
" Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất. Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã."
sydney2000 wrote on May 26, '10
Thanks again : " Con người không ai là hoàn hảo. Không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ tìm được một người theo đúng những gì bạn đã vẽ ra cho một nửa của mình. Nếu thật sự yêu thương và trân trọng ai đó, hãy làm cho họ hiểu và ở bên bạn. Dù có thành công hay thất bại, bạn cũng không có gì để hối tiếc vì đã không sống và yêu hết mình. Hãy cho những người yêu thương mình và chính mình một cơ hội. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể! "

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Buồn như...


May 19, '10 10:27 PM
for everyone
Buồn như
Buồn như ly rượu cạn,
Không còn rượu cho say
Buồn như ly rượu đầy,
Không còn một người bạn.

Buồn như đêm khuya vắng,
Qua cửa sổ trông trăng.
Buồn như em nói rằng:
Nhớ anh từng đêm trăng.

Buồn như yêu không được,
Dù người yêu có thừa.
Buồn như mối tình xưa,
Chỉ còn dòng lưu-bút.

Buồn như buồn như thế,
Buồn như một kiếp người.
Đây cõi lòng quạnh-quẽ
Buồn như đóa hoa rơi.
Nhạc phẩm «Buồn» của Y Vân là do Y Vân phổ bài thơ có tựa là «Buồn như» trong Tuyển tập thơ «Sầu ở lại» của nhà thơ Tạ Ký.















hoasen88 wrote on May 19, '10
Buồn ...
sydney2000 wrote on May 19, '10
hoasen88 said
Buồn ... 
Cuoc song co nhung luc buon...de minh biet tran trong khi minh dang vui va hanh phuc.
cuoidekhonggia wrote on May 20, '10
trong những nỗi buồn được ví von, em buồn nhất khi "Không còn rượu cho say" hi hi hi...
Anh thì sao?
sydney2000 wrote on May 20, '10
trong những nỗi buồn được ví von, em buồn nhất khi "Không còn rượu cho say" hi hi hi...
Anh thì sao?
 
Dong y voi em. "Khong con ruou cho say" la rat buon. Thinh thoang anh gap noi buon do. Chi co khi den nha BS "Trim", co 1 ham ruou, voi gan ca 50-60 chai ruou chat, nen se khong co noi buon "het ruou". Hihihi
hoacucvang wrote on May 20, '10
Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Nơi đó không còn những kỷ niệm.


May 9, '10 8:40 PM
for everyone

Nơi đó không còn những kỷ niệm

Vậy là một lần nữa tôi lại bước đi trên mảnh đất này, không còn những cảm xúc và kỷ niệm của ngày xưa. Giờ, tôi thấy nó xa lạ, bình thường như bao mảnh đất tôi đã từng đặt chân qua.

Tôi gặp những đoàn xe nối đuôi nhau lần bò qua từng con đường  uốn cong. Nếu như là ngày trước thì có lẽ tôi sẽ tìm trong hàng trăm hàng ngàn người đó một gương mặt quen thuộc; Nếu như là ngày trước thì có lẽ tôi đã tìm một nụ cười say đắm; Nhưng hôm nay tôi chẳng kiếm tìm gì cả, con người, cảnh vật cũng chỉ là một thực thể tồn tại cùng với tôi mà thôi.

Tôi bước đi chậm rãi. Qua một con ngõ nhỏ. Qua một quán ven đường. Nếu như bình thường tôi đã đi vào khám phá. Nếu như bình thường tôi đã ngồi xuống ăn. Còn giờ, bình thường là tôi đi tiếp. Tôi đi tới bến tàu, tôi đi tới nhà ga, tôi đi về phía ấm áp, của tôi.
Goodbye, my LOVE !

ST

doanchithuy wrote on May 9, '10
Hình minh họa đẹp hé!
nangxinh283 wrote on May 9, '10
sydney2000 said
tôi đi về phía ấm áp, của tôi. 
:)
kangaroo69 wrote on May 9, '10
Thời gian rồi sẽ xóa nhòa tất cả...!Tội tình chi những xúc cảm. Cứ để trào dâng, vỡ òa ra. Và mặc gió, mặc mưa, cuốn phăng đi những ngày không co'...
snowsmiles wrote on May 10, '10
Thời gian chỉ làm xóa mờ đi, và những cảm xúc vẫn còn len lõi nơi góc khuất nào đó của tâm hồn mình, em nghĩ vậy.
snowsmiles wrote on May 10, '10
Em thích cái bóng của 2 người trong hình minh họa, hay quá 
nuonguyenjazz wrote on May 18, '10
Con người làm xóa nhòa .....rồi "đổ thừa" cho thời gian mà thôi
hoasen88 wrote on May 19, '10
Có dễ xóa nhòa được chăng?

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Mẹ ơi!


May 6, '10 10:02 PM
for everyone
Bữa ăn tối với Mẹ
( Đây là một câu chuyện cảm động  dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, mà tôi vừa nhận được qua email từ một người bạn thân, một BS tài ba nhưng đa cảm, trong nhóm MBA Sydney,  nhân ngày lễ của Mẹ -Mother's Day- năm nay, Sunday 9/5/2010 )

Sau 17 năm chung sống, vợ tôi bỗng muốn tôi đưa một người phụ nữ khác đi ăn tối và xem phim. Cô ta nói : " Em yêu anh, nhưng em biết người phụ nữ khác cũng rất yêu thương anh và rất muốn có những khoảng thời gian ở bên anh "

Người phụ nữ mà vợ tôi nói đến đó chính là MẸ TÔI, hiện đang sống cô đơn từ 20 năm qua, thế mà tôi vì bận công tác và chuyện gia đình nên chỉ thỉnh thoảng mới ghé thăm bà.

Đêm đó, tôi gọi điện để mời bà đi ăn và xem phim

" Có chuyện gì không con ? Gia đình con ổn cả chứ ? ".  Bà lo lắng hỏi. Mẹ tôi thuộc loại người phụ nữ hay lo lắng, cho rằng một cú điện thoại gọi muộn hay một lời mời bất ngờ luôn là dấu hiệu báo trước của những chuyện không lành.

" Con nghĩ rằng con sẽ rất vui được ở bên mẹ một lúc - tôi trả lời - Chỉ hai mẹ con mình thôi ".

Mẹ tôi suy nghĩ một lát rồi trả lời : " Mẹ cũng rất thích điều đó ".

Chiều Thứ sáu sau khi tan sở, tôi lái xe đến đón mẹ tôi. Khi đến nơi, tôi nhận thấy mẹ tôi có vẻ bồn chồn náo nức về chuyện mẹ con tôi cùng ăn tối chung với nhau. Bà đứng đợi tôi ở cửa, tóc uốn xoăn và mặc chiếc áo mà bà đã mặc trong lần sinh nhật vừa qua của bà, miệng cười rạng rỡ :  " Mẹ khoe với các bà bạn rằng mẹ sẽ đi ăn tối với con trai của mẹ, và họ rất xúc động về điều này."

Khi đến nhà hàng, mẹ tôi khoác tay tôi hãnh diện bước vào như thể bà là Đệ nhất Phu nhân. Sau khi an vị, tôi đọc menu chọn món vì mắt mẹ tôi chỉ đọc được chữ in lớn và đậm nét mà thôi. Tôi bất chợt ngước lên và bắt gặp mẹ tôi đang nhìn tôi âu yếm. Một nụ cười buồn thoáng hiện trên môi bà :  " Khi con còn bé, chính mẹ phải đọc menu chọn món ".

Tôi trả lời : " Bây giờ đến lúc mẹ nghỉ ngơi, để con đáp lễ mẹ chứ "

Trong suốt bữa ăn, mẹ con tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, những kỷ niệm xa xưa từ thời nảo thời nao. Thế nhưng mẹ tôi rất thích và ngồi nói suốt , đến nỗi chúng tôi trễ mất buổi chiếu phim.

Khi về đến nhà, mẹ tôi nói : " Mẹ sẽ đi ra ngoài với con lần nữa, nhưng lần này phải để mẹ mời ". Tôi gật đầu đồng ý…

 " Bữa ăn tối của anh với mẹ thế nào ? " Vợ tôi hỏi khi tôi về đến nhà

" Tuyệt vời. Hơn cả mức anh tưởng "

Vài ngày sau, mẹ tôi qua đời vì bệnh tim. Chuyện đó xảy ra bất ngờ đến nỗi tôi chẳng có cơ hội để làm điều gì đó cho mẹ tôi

Một thời gian sau, tôi nhận được một lá thư, trong đó có bản sao hóa đơn của nhà hàng, nơi mà mẹ con tôi đã ăn bữa tối cuối cùng với nhau, kèm theo vài dòng chữ :  " Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc mẹ có thể đi ăn với con hay không. Nhưng không sao, mẹ đã trả tiền cho hai phần ăn - một phần cho con và một phần cho vợ con. Con không thể nào hình dung được bữa ăn tối hôm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ đâu. Mẹ yêu con, con trai của mẹ ".


   


       

ladyinred79 wrote on May 6, '10
Mẹ già như mít chín cây
Gió đông cũng sợ, gió tây cũng buồn.
hoacucvang wrote on May 6, '10
:(, đừng để mọi việc trước khi quá muộn, đôi khi với Mẹ, chúng ta chỉ biết " nhận " quá nhiều từ Người mà không bao giờ nghĩ đến chuyện " đáp lại" , để rồi sau đó lại tự dày vò chính mình khi Mẹ không còn, " giá mà , nếu như"...
Nghĩ về Mẹ trời luôn tươi sắc nắng
Hoa trong vườn không gió cũng xôn xao ...
moido wrote on May 7, '10
thật xúc động.....
hoasen88 wrote on May 19, '10
Câu chuyện xúc động quá.
4future wrote on Jun 8, '10
Chuyện cảm động, cho mình xin phép đăng trên nuidinh.com, bạn nhé?

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

Chào - không còn gặp lại nơi lịch sử từng đi qua.


Chào - không còn gặp lại nơi lịch sử từng đi qua
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là 'phòng khách' của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản 'The Godfather' những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.

Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ - thành phố 'kinh tế' - mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.


Quán La Pagode, Sàigòn thời xưa.


La Pagode - quán cà phê 'Cái chùa' từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Tự Do (trước là Rue d'Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ - hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ - có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn. 

Brodard - một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó: nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong 'bộ ba' danh tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy. 

Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước… 

Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém,ng
ười bạn tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần. 

Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ. 

Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy 'khí thế cách mạng' triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh 'ấn tượng' là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường. 

Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ . Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi. 

Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…

(ST)


hoacucvang wrote on May 3, '10
Givral là cái quán em hay lên đó ăn bánh và nhìn ngắm dòng người qua lại từ góc phố , huhuhu
cuoidekhonggia wrote on May 4, '10
Em là thế hệ sau 1975, chỉ nghe đến Girval- lịch sử nhưng lại yêu Girval theo kiểu của mình nên cũng rất choáng khi nhìn lại.
sydney2000 wrote on May 4, '10
Thoi, con dau nua...Uoc gi duoc gap tui em o Givral, de ngoi uong cafe, nhin ngam dong nguoi qua lai...van mai mai la mo uoc.