Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

“Trăng là gì?”


Mar 14, '12 4:29 AM
for everyone
Hôm nay nhận được email của BS Chủ Tịch từ VN gởi đến tất cả anh em bạn bè với 1 bài viết khá dài. Bài viết hay và đáng để mọi người suy gẫm, đặc biệt đối với những người như Bạn, như Tôi...những người đang say sưa với chữ "danh" chữ "lợi" của cuộc sống đời thường để suy gẫm vế sự Vô Thường của tạo hóa và ý nghĩa về 1 Hạnh Phúc đích thực của cuộc sống:

Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình. Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc, hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “Có bao giờ ông dành thời gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: “Trăng là gì?”. 
Về nghề nghiệp hắn là bậc cao thủ trong làng chuyên khoa mắt của Sài Gòn. Bệnh nhân của hắn thuộc loại “thứ dữ”. Hắn có nhiều mối quan hệ xã hội “có số, có má”. Do vậy đồng nghiệp và Ban giám đốc bệnh viện, nơi hắn làm việc, nể hắn một phép. Tên tuổi của hắn đã giúp bệnh viện ăn nên làm ra, chuyên khoa mắt lúc nào cũng chật cứng người chờ đợi. Ai muốn được hắn trực tiếp khám và mổ, phải đăng ký trước, rất lâu. Số tiền chi ra cho những lần khám hoặc mổ đó, so với mặt bằng giá ở các bệnh viện khác, cao hơn rất nhiều. Thế nhưng lịch khám của hắn lúc nào cũng dày đặc. Người ta nói với nhau, “được bác sĩ (hắn) đụng tay vào thì dù mắt đang không thấy đường cũng sáng lại”.
Hồi còn đi học phổ thông, tôi với hắn ở chung một quận, quận Nhì. Giải phóng vô, khu vực này sát nhập vào quận Nhất. Tôi với hắn bằng tuổi nhau, nhưng hắn sanh sau tôi tám tháng, vì vậy sau này khi hắn lập gia đình và có con, hắn dạy tụi nhỏ gọi tôi bằng bác, bác gái. Nhưng trong giao tiếp hắn gọi tôi bằng “bà”, tôi gọi hắn bằng “ông” và chúng tôi xưng “tui” với nhau.
Tôi quen hắn và vợ hắn lúc chúng tôi cùng sinh hoạt trong Ban liên lạc học sinh cùng lớp, hắn làm trưởng ban, tôi làm phó ban, vợ hắn (lúc bấy giờ nó chưa quen) là một trong những thành viên. Sáng thứ bảy nào Ban liên lạc của chúng tôi cũng gặp nhau tại một nhà hàng cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba. Chủ nhà hàng này cũng là thành viên trong Ban liên lạc, nhờ vậy chúng tôi ăn uống ít khi phải trả tiền, nếu trả cũng chỉ là tượng trưng.
Cô gái (mà sau này là vợ hắn) đẹp một cách mong manh, vì vậy chúng tôi đặt tên là “cô gái mong manh”. Cô là con gái duy nhất của một gia đình công chức thường thường bậc trung, nhà ở quận Nhất. Cô gái hay đi họp Ban liên lạc bằng cách ngồi trên chiếc xích lô đạp cho người ta chở, thân mình lúc nào cũng diện bộ áo dài lụa màu nhạt, lung linh như mây khói (cho tăng thêm phần mong manh?). Gái Sài Gòn chúng tôi có thói quen đi lại trên chiếc xích lô (5 năm sau ngày giải phóng vẫn giữ thói quen này). Khi ngồi trên xe chúng tôi chú ý giữ cho người thẳng bằng cách lưng không tựa vào thành ghế, tóc buông xõa và tay không giữ tà áo, cố ý để gió luồn vào thổi tung bay. Hình ảnh ấy góp phần làm phố xá mỹ miều. Tại sao gái Sài Gòn không đi bộ hoặc đạp xe đi học như quý cô nương khác trên cả nước? Có lẽ do diện tích Sài Gòn rộng, đi bộ không tới, đi xe đạp ngại mỏi chân. Nhưng còn một lý do tế nhị khác mà chỉ có gái Sài Gòn mới hiểu, ngồi xe xích lô cho người ta chở mới là tiểu thư chính hiệu!
Hắn là con của ông bà chủ hãng xuất nhập khẩu. Nhà hắn có ba anh em trai, cả ba học cùng trường với chúng tôi, chỉ có lớp là khác. Khi đi học, ba anh em hắn có tài xế đưa đón, học xong là về nhà, không la cà phố xá. Những lần hắn tổ chức sinh nhật mời Ban liên lạc tới nhà, tôi thấy gia đình hắn, nhất là bà má, nề nếp qui củ lắm. Trong lớp, chúng tôi bầu hắn làm lớp trưởng vì hắn uy tín, học giỏi và tác phong nghiêm túc. Trong sinh hoạt tập thể hắn luôn là ngọn cờ dẫn dắt chúng tôi. Về ngoại hình thì khỏi chê, chúng tôi hay gọi hắn là “Alain Delon” (tài tử lừng danh của Pháp thời1950-1980) nhưng nếu muốn hắn nổi sung thì thêm chữ “beng” (A len đờ lông beng) đằng sau nữa. Nhiều tiểu thư nhà giàu đạt danh hiệu hoa khôi trường này trường khác mết hắn lắm, nhưng hắn chẳng thèm để ý đến cô nào.
Tới giờ tôi cũng không sao nhớ ra, bằng cách nào cô gái mong manh “lọt” được vào Ban liên lạc của lớp, nơi quy tụ những người “xuất chúng”. Về sắc diện, hình thức, học lực, tài vặt, thành phần xã hội, so với những tiểu thư trong trường, cô thuộc loại trung bình. Về công việc tập thể, Ban liên lạc giao cô phụ trách, cô thực hiện lúc được, lúc không. Nói chung, ngoài cái khoản mong manh làm người ta động lòng, còn thì cô chẳng tạo được một dấu ấn gì cho Ban liên lạc ghi nhớ sự hiện diện của cô. Thế mà đùng một cái chúng tôi thấy cô gái không đi họp bằng xe xích lô nữa mà ngồi trên chiếc xe Vespa Sprint màu xanh da trời, loại 150 phân khối do hắn chở. Thời đó, chỉ có công tử nhà giàu mới sắm nổi chiếc xe hách xì xằng như vậy. Chẳng bao lâu sau Ban liên lạc nhận được thiệp hồng. Ngày hai người cưới nhau tôi thấy hạnh phúc đầy tràn trong mắt tân lang và giai nhân. Khách tới dự tiệc cưới chúc vợ chồng hắn trăm năm hạnh phúc; tôi nghĩ, phải chúc ngàn năm hạnh phúc mới xứng.
Lần gặp khoảng chục năm trước, mặc cho bệnh nhân chờ, hắn luôn miệng kể lể với tôi, đã có với cô gái mong manh hai mặt con, một trai một gái, cả hai theo nghề của cha, học chuyên khoa mắt bên Mỹ. Hắn nói, “Tụi nhỏ đứa nào cũng đẹp, học giỏi, thông minh, tụi Tây mết lắm, giống tui ngày xưa vậy”; nói xong hắn cười sang sảng. Tôi hỏi: “Cuộc sống của ông bây giờ thế nào?”. Chỉ chờ có vậy hắn huyên thuyên: “Sáng trước khi tới bệnh viện (Nhà nước), tui mổ hai ca, nếu mổ một con mắt thì hai mươi triệu, nếu mổ hai con mắt thì bốn mươi triệu, sau đó mới đi làm; trưa, tui tranh thủ làm một hoặc hai ca nữa; chiều, khám bệnh ngoài giờ ở dưỡng đường do tui làm chủ, đến tối mịt mới về nhà”.
Còn bà xã thì sao? Tôi hỏi tiếp, hắn trả lời: “Tui xây cho bà ba cái dưỡng đường, mổ xong, tui chuyển cho bả chăm sóc. Chưa kể tiền thuốc, khám sau mổ, chỉ tiền phòng không thôi bà cũng thu được năm triệu một người/ngày. Bả bây giờ trẻ, đẹp hơn xưa. Đó là nhờ tui cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Mỗi ngày bà chỉ có việc ngồi trên chiếc xe đời mới nhất (xe cũ tui thay liền) cho tài xế lái đi từ dưỡng đường này qua dưỡng đường khác, xem sổ sách, thu tiền, là hết việc. Chung quanh bả lúc nào cũng có hàng chục người hầu hạ, sung sướng như bà hoàng”.
Đúng đoạn hào hứng này tôi hỏi hắn “chuyện ngắm trăng”. Và tôi nhận được câu hỏi lại của hắn “Trăng là gì?”, kèm theo một nụ cười ngạo nghễ.
……
Hôm rồi cửa sổ tâm hồn của tôi lại trở chứng, nhìn xa bị mờ, nhìn gần mờ hơn nhìn xa. Thấy vậy, bạn bè người khuyên đi mổ, người can ngăn. Tôi chợt nhớ đến hắn, liền đến gặp, tôi cần ở hắn một lời khuyên.
Lần gặp lại này, nếu hắn không chủ động chào tôi trước, tôi sẽ không nhận ra. Trước mắt tôi là ông bác sĩ già khọm, tóc bạc trắng, mặt buồn rười rượi, nước da tối sạm. Đâu mất rồi một ông bạn có gương mặt phơi phới, hình thức lịch lãm và nụ cười ngạo nghễ? Thấy vậy tôi quên mất mục đích đến là để khám mắt, vội hỏi, “Làm ăn thất bát hả?”. Hắn im lặng rất lâu rồi nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu tôi hỏi: “Cô gái mong manh đã bỏ tôi đi lấy chồng khác rồi! Bỏ vội vã đến nỗi không thèm chia gia tài bà ạ”. Tôi giật mình: “Bỏ luôn ba cái dưỡng đường to đùng sao?”. Hắn nghẹn ngào: “Ừ, bỏ luôn, thế mới điên”.
Tôi nhẹ nhàng ngồi bên cạnh, cầm tay hắn, im lặng. Hắn bắt đầu chia sẻ: “Bà có nhớ cái thằng cù lần trong lớp mình không? Cái thằng hâm hâm đi học bằng chiếc Mô bi lết (Mobylette) cà tàng, con của ông già sửa xe đầu đường gần trường tụi mình học đó”. Hắn nói tiếp, mắt hắn như có nước: “Thằng đó coi vậy mà học giỏi, tụi mình không nhằm gì với nó đâu, bây giờ nó làm giáo sư của một số trường Đại học. Nghe nói, tình duyên nó trục trặc sao đó (không chừng hồi nhỏ nó thương thầm vợ tui à nghen) nó ở vậy luôn cho đến giờ. Hôm rồi làm thủ tục ly dị với tui xong, bả kết hôn với nó liền. Thằng đó nghèo rớt mồng tơi, lương thầy giáo nuôi bả gì nổi. Hiện nay bả phải nhận may quần áo thêm cho khách, hai người mới đủ sống. Vậy mà gặp lại tui mặt bả tươi rói, chưa bao giờ ở với tui mà mặt bả tươi rói như vậy”.  Rồi hắn nói, như nói với chính mình: “Đàn bà nhiều người kỳ cục lắm, chồng cung phụng cho đủ thứ, nuông chìu hết mực mà vẫn đành lòng bỏ đi lấy người không bằng một góc của chồng mình. Thật không thể hiểu nổi…”. 
Chờ hắn vơi bớt nỗi ấm ức tôi hỏi thăm hai đứa nhỏ. Tôi nghe từ hắn một giọng thiểu não hơn: “Tưởng hai đứa nối nghiệp cha, ngờ đâu, từ lâu tụi nó đã chuyển qua học nghề khác, đứa học thiết kế thời trang, đứa học phóng viên báo chí. Đã thế tui gọi về để giao tài sản mà chẳng đứa nào chịu về. Tụi nó nói “Ba mê tài sản hơn má và chúng con thì ba cứ giữ lấy”. Tôi động lòng thương cảm, hỏi: “Bây giờ ông sống như thế nào?”. Hắn nói, “Tui ở luôn trong bệnh viện, về nhà ở một mình, buồn lắm”. Không thể không hỏi thêm: “Thế căn nhà lớn ở quận Nhất và ba cái dưỡng đường ai ở, ai trông coi?”. Hắn nói, giọng nhẹ như gió thoảng: “Lâu lắm rồi tui chẳng ghé về nhà, còn ba cái dưỡng đường đang treo bảng bán hoặc cho thuê”. Thói quen nghề nghiệp, tôi đánh giá: “Ba cái dưỡng đường đó, bán cũng bộn tiền ông ạ”. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, mắt hắn sâu thăm thẳm: “Của đó Vô Thường lắm, không có thật đâu bà”.
Giá mà, mười năm trước hắn nhận ra sự vô thường đó thì đoạn kết của đời hắn đâu đến nỗi buồn như bây giờ?
Tự nhiên tôi nhớ gương mặt phơi phới với nụ cười ngạo nghễ khi hắn hỏi ngược lại tôi “Trăng là gì?”.
Trăng là gì ư? 
Trăng là ly nước mát của vợ trao tận tay mà hắn quên uống.
Trăng là cái bình hoa vợ chăm chút cắm mong chồng để mắt tới, thế mà hắn đành lòng không màng. 
Trăng là tiếng cười reo của hai đứa con đón hắn sau những giờ làm việc nhưng vì mệt, hắn đã cằn nhằn, quạu quọ. 
Trăng là những bữa cơm nóng mà khi hắn về thì đã nguội lạnh, rồi cả nhà nhịn ăn theo hắn.
Trăng còn là cái nắm tay âu yếm mà từ rất lâu hắn quên trao cho vợ. 
Trăng còn là những đêm vì sợ con lạnh, hắn rón rén bước qua phòng kéo mền đắp cho con mà sau này vì mệt mỏi, ngủ vùi, hắn quên. 
Trăng còn là tất cả những mây và gió, những hương và hoa trong cuộc sống mà do tâm không an, thân không lạc cho nên hắn không thể cảm nhận được.
Trăng là gì nữa? 
Là người vợ đã bỏ chồng giàu đi lấy chồng nghèo; là những đứa con thà kiếm tiền từ sức lao động và trí tuệ của mình chớ không nhận tài sản của người cha để lại.
Trăng còn là kết cục của đời hắn, bỏ mặc căn nhà lớn ở quận Nhất và đóng cửa ba cái dưỡng đường to đùng vào ở trong bệnh viện vì, ở một mình buồn lắm.

Những người chồng bận rộn ơi, nhớ dành thời gian ngắm trăng với vợ và con, đừng để trăng lặn mất, rồi tiếc như hắn, bạn của tôi./.
(St)
huynhkimdieu wrote on Mar 14
Trăng đẹp thật
noname409 wrote on Mar 14
Bài viết thật hay.Cảm ơn anh ghé nhà .Chúc anh và gđ cũng luôn an vui nhé :)
binhyen115 wrote on Mar 14
Một khái niệm mới về Trăng rất ý nghĩa a Sít nhỉ! :D
linalol wrote on Mar 14
Đã đọc một lần rồi, bây giờ đọc lại vẫn thấy thật sâu sắc.
Không cứ gì những người chồng bận rộn, mà ngay cả những người vợ bận rộn nữa! Xin hãy đừng tiết kiệm một lời khen và chớ nên rẻ rúng những việc làm không tên, cũng không có thù lao của người bạn đời!
hoacucvang wrote on Mar 14
yêu công việc yêu tiền để đến khi tất cả trở thành vô thường , lại đau đáu TIẾC NGẮM TRĂNG .
tramy1911 wrote on Mar 14
"đừng để trăng lặn mất"...Em thích nhất câu này, đầy ý nghĩa.
sydney2000 wrote on Mar 14
Trăng đẹp thật 
Oh, yes !
sydney2000 wrote on Mar 14
noname409 said
Bài viết thật hay.Cảm ơn anh ghé nhà .Chúc anh và gđ cũng luôn an vui nhé :) 
:)))
sydney2000 wrote on Mar 14
binhyen115 said
Một khái niệm mới về Trăng rất ý nghĩa a Sít nhỉ! :D 
Cũng đáng để mình suy gẫm lại chính mình để cuộc sống an vui hơn em nhỉ
sydney2000 wrote on Mar 14
linalol said
Đã đọc một lần rồi, bây giờ đọc lại vẫn thấy thật sâu sắc.
Không cứ gì những người chồng bận rộn, mà ngay cả những người vợ bận rộn nữa! Xin hãy đừng tiết kiệm một lời khen và chớ nên rẻ rúng những việc làm không tên, cũng không có thù lao của người bạn đời!
 
Thỉnh thoảng đọc những bài viết như thế này để điều chỉnh cuộc sống của mình, nếu không thì dễ buông mình vào những hư vô
sydney2000 wrote on Mar 14
hoacucvang said
yêu công việc yêu tiền để đến khi tất cả trở thành vô thường , lại đau đáu TIẾC NGẮM TRĂNG . 
Đôi khi anh cũng giật mình khi nhìn lại và bỗng thấy mình hình như đang quay cuồng quá nhiều với những "danh" và "lợi" của đời thường
sydney2000 wrote on Mar 14
tramy1911 said
"đừng để trăng lặn mất"...Em thích nhất câu này, đầy ý nghĩa. 
Phải biết trân trọng những gì mà mình đang có trong lòng bàn tay em nhỉ
funnysunday wrote on Mar 15
Đến khi trăng lặn mất rồi, quá muộn để nuối tiếc.
viendu2000 wrote on Mar 15
Tối nay có trăng không nhỉ. Nếu có thì phải tranh thủ đi ngắm trăng mới được, chứ nghe câu chuyện của vị BS tài danh và giàu có kia, tau cũng "rét". Hihi
cuoidekhonggia wrote on Mar 15
Trăng Vietnam với góc nhỏ càphê mới tuyệt anh ạ hjihihi
sydney2000 wrote on Mar 15
Trăng Vietnam với góc nhỏ càphê mới tuyệt anh ạ hjihihi 
Anh vẫn thích 1 ánh trăng nhè nhẹ và không quá sáng, bên 1 ly cafe. Ước gì có thêm 1 điếu thuốc nhưng anh lại ko hút thuốc. Hihi
hoadai79 wrote on Mar 15
Biết 'trăng' để biết cân bằng cuộc sống, tks anh nhé.:D
hoadai79 wrote on Mar 15
Thỉnh thoảng mình cũng hay ngắm trăm, hôm rồi được ngắm trăng trên bờ biển... quá tuyệt, :)
tramy1911 wrote on Mar 15
Ánh trăng tuy đẹp nhưng mãi mãi chẳng thể giữ lại bên mình. Ngắm trăng quê mới thấy thanh bình, ngắm trăng quê thấy ánh sáng lung linh của nó. Ở thành phố cùng đèn điện ánh trăng sẽ bị phai mờ...
nslekim wrote on Mar 30
Biết nói thế nào nhỉ? Những người có tất cả thường dễ quên đi những cái mình đang có... Đến khi mất đi rồi mới thấy tiếc và hay thốt lên câu: " PHẢI CHI, GIÁ MÀ...!"

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Sợ Vợ: Chuyện Nhỏ!‏ ( Viết nhân ngày 8/3 ).




Sydney đã bước qua mùa thu.Mùa thu là mùa mang nhiều gió biển nên trời hay mưa. Mưa ở bên này bao giờ cũng thế. Dai dẳng và nhịp nhàng. Đặc biệt năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, nên trời mưa liên tục. Mưa từ ngày nầy qua ngày nọ, tháng này qua tháng kia...

Hôm nay trời vẫn mưa, mưa kéo dài suốt hơn cả tuần không ngưng nghỉ, thế nên trong những giờ ăn lunch, anh em trong company ít đi ra ngoài mà thường tụ tập nhau trong 1 cafeteria nhỏ bé, để vừa ăn lunch vừa tán chuyện. Thôi thì đủ thứ chuyện nhưng hôm nay tình cờ nhận được 1 message  thật dễ thương từ VN, tôi mới biết hôm nay ở VN đang rộn ràng với ngày 8/3, ngày dành riêng để tôn vinh người Phụ Nữ mà nói theo cách tếu táo là ngày "phụ nữ vùng lên". Tôi bỗng nhiên hỏi các người bạn đồng nghiệp Úc, nam cũng như nữ, thì không 1 ai biết được ngày 8/3 là ngày gì. Sau 1 hồi giải thích, bỗng nhiên 1 người đồng nghiệp nam nói nhỏ : " Ôi, ở trên quả đất này, còn có những nơi vẫn là thiên đường cho những người đàn ông như chúng ta hay sao? ". 

Tình cờ đọc lại 1 bài viết của 1 người bạn thân, nói về thân phận của người đàn ông VN nơi xứ người, 1 bài viết phản ảnh được khá nhiều hiện trạng của không ít người đàn ông VN đang sinh sống ở các nước Tây Phương.

 Sợ Vợ: Chuyện Nhỏ!

Ở Việt Nam mình, trong một gia đình có hai người thì người chồng là nhất. Đến khi có con, có cháu thì họ cũng còn đứng hạng nhất. Họ ra đường tuy không bằng ai, nhưng về nhà thì chẳng ai bằng họ. Nhất nhất những gì họ nói ra như phán lệnh cuả tòa, chẳng ai dám có ý kiến. Họ muốn làm gì thì làm,thậm chí muốn đi ngang về tắt Vợ Con cũng không được có ý kiến ý cò gì cả . Ấy vậy mà khi qua sinh sống ở nước ngoài thì khác hẳn: Các ông tự nhiên đâm ra sợ vợ hết cả ! Sao lạ thế ? Tại sao đàn ông VN  sinh sống ở nước ngoài lại có tính rất ...dể thương là hay ..."sợ dzợ"???

Để giải thích cho hiện tượng bất thường này, có người đã dựa vào "Kinh Dịch" để chứng minh đó là chuyện bình thường. Họ nói: Ở Việt Nam đàn bà thuộc Âm, đàn ông thuộc Dương và xã hội thì trọng nam khinh nữ. Bởi lẽ trên, ở Việt Nam đàn ông "nhất" là vậy. Qua đây, không gian và thời gian biến đổi nên Âm Dương cũng theo đó mà nghịch hành. Cho nên, chuyện sợ vợ cuả các ông là theo ý trời.

Mấy ông tin vào "khoa học huyền bí" thì rất hài lòng về cách giải thích này. Theo tôi, thuyết này chỉ để nghe chơi thôi. Vì, thực tế thì Âm Dương vẫn thuận hành. Cứ xem bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở đây thì rõ. Tất cả đều theo thứ tự, lớp lang đàng hoàng. Vậy thì tại sao các ông lại sợ các bà quá thế ? Thưa rằng: Ở nước ngoài, sợ vợ là cái mốt,  là model không bao giờ lỗi thời mà thôi.

Đàn ông  nước ngoài sợ vợ cả mấy ngàn năm nay rồi nên họ đã quen nên ít khổ. Họ cho rằng tránh sư tử chẳng xấu mặt nào. Còn đàn ông Việt Nam, khi còn ở trong nước, họ đã quen thói gia trưởng, một thời từng là vua, là chủ trong gia đình, chưa quen một cổ đôi ba tròng. Khi qua sinh sống ở nước ngoài, ở sở thì sợ xếp, về nhà thì sợ vợ. Mới chỉ 35 năm lưu vong, mặt mày Ông nào, Ông nấy đâm ra ngơ ngác, thất thần.

Tôi có một thằng bạn cũng chẳng thân tình cho lắm.

Chuyện thật trăm phần trăm. Mẹ người bạn muốn nó bảo lãnh Bà sang 
nước ngoài thăm con cháu, "lệnh bà" không cho nên nó cóc dám bảo lãnh bà già sang.

Một hôm, tôi đến chơi, thằng bạn ra mở cửa mà hai bàn tay còn ướt mèm. Tôi hỏi:

- “Mầy đang làm gì vậy?”.

- “ Rửa chén.”.

- “ Còn vợ mầy đâu?”.

Nó đưa một ngón tay lên miệng suỵt lia lịa:

- “Nói nho nhỏ, bả đang ngủ.”.

- “Ý, mẹ ơi! Mười một giờ trưa rồi mà còn ngủ?”.

- “Tại đêm rồi, bả thức gần đến sáng, xem phim Xóm Vắng. Tiên sư thằng Tằng Hắng (Tần Hán) nó phá gia cang tao.”.

Tôi bật cười, nói:

- “Thì để bả dậy, bả rửa. Mầy cày đến hai gióp ( job ), về nhà còn phải rửa chén?”.

Thằng bạn cười như mếu:

- “Bả không rửa thì mình phải rửa. Mẹ kiếp! Lỡ mua cái nhà, bây giờ phải cày trả nợ. Không lo cày, mất nhà thì cũng có thể mất vợ như chơi.”.

Mặt thằng bạn chảy dài ra, buồn hiu hắt như lúc Lưu Bị thua Tào Tháo, khiến tôi cũng mủi lòng. Nhìn cặp mắt đỏ hoe của thằng bạn, không phải vì muốn khóc mà vì thiếu ngủ, tôi thấy cần phải rút lui để nó nghỉ ngơi.

Qua cuộc biển dâu, điạ vị thằng đàn ông cũng đổi thay theo vận nước. Như một triết gia, tôi cho tay vào túi quần, mặt ngẩng nhìn trời, cất tiếng ngâm nga:

           Đau đớn thay phận đàn ông
           Lời rằng phận bạc, lời chung ấy mà.
 -  
hoacucvang wrote on Mar 7
Kiếp sau xin sinh ra không phải xứ ni để được sung sướng .
huynhkimdieu wrote on Mar 7
@Chi hoacucvang: Em có đọc 1 bài tương tự bên nhà anh Kang, củng xin kiếp sau đc sinh ra bên ấy, mà anh Kang kêu kiếp sau xin đc sống ở VN mới ghê chứ hihi
viendu2000 wrote on Mar 7
"...Mới chỉ 35 năm lưu vong, mặt mày Ông nào, Ông nấy đâm ra ngơ ngác, thất thần...".Đọc xong câu này em sẽ biết nổi khổ của đàn ông khi sống ở xứ người ,nên có người nào mong về sống chết ở quê hương cũng dễ hiểu mà. Hehehe
viendu2000 wrote on Mar 7
Đọc xong bỗng thấy bóng dáng của mình trong đó.
"Đau đớn thay phận đàn ông
Lời rằng phận bạc, lời chung ấy mà". Huhu
binhyen115 wrote on Mar 7
"Đau đớn thay phận đàn ông
Lời rằng phận bạc, lời chung ấy mà."
Trùi ui! A lại sửa cả Truyện Kiều thế ni! :)
funnysunday wrote on Mar 8
Những câu chuyện ngày Phụ Nữ. :)
tramy1911 wrote on Mar 8
Vẫn câu:" Nhất vợ nhì trời", thương thay những ah lấy phải vợ như vậy ^^. Nhưng đó cũng là yêu vợ mà thôi ;))
vivienne99 wrote on Mar 8
Đàn ông biết rửa chén lau nhà cắt cỏ hốt rác là chuyện thường a ạ
K làm...ai làm...e đây chỉ nấu cơm coi con thoi
Ox e làm hết kìa mà e chưa vừa í Á ..Hà Hà
sydney2000 wrote on Mar 8
@hoacucvang : Thôi, mình dung hòa đi.Nửa đời người sống ở nơi nầy, nửa đời còn lại thì sống ở nơi khác. Có trãi qua những nổi niềm thì mới trân trọng những gì tốt đẹp mà mình mới có được, phải thế ko em?
sydney2000 wrote on Mar 8
@viendu :Ở nước ngoài, sợ vợ là cái mốt, là model không bao giờ lỗi thời mà . Hehe
sydney2000 wrote on Mar 8
@binhyen :Chỉ có mượn lời thơ của Cụ Nguyễn Du mới nói hết nổi thống thiết của số phận đàn ông VN ở xứ người. Hihi. Cáo lỗi cùng với Cụ
linalol wrote on Mar 8
Ở nước ngoài, " sợ vợ" là một nghệ thuật rất văn minh để " dominer sa femme" đó chứ. Nói cách khác đó là cách cư xử với người phụ nữ thân thiết của mình một cách rất lịch sự, nâng niu ..và kết quả là cái đến sau:)
chackadao wrote on Mar 8
Dan ong VNam so vo nhat the gioi vi 3 ly do
1 - Khong kiem nhieu tien, trong khi do dan ba VNam gioi tiet kiem, ai nam tien trong tay la Boss
2 - Le thuoc vao Vo vi Sex, - Xa hoi VNam khong cho phep dan ong di choi ngoai, (muon choi phai co nhieu tien) - Treo noi com 3 tuan, chac chan dan ong se qui hang
3 - So sanh voi cac dan toc khac, dieu khong the choi cai la nguoi Viet hen, ...dan ong so vo la dieu khong ngac nhien
nslekim wrote on Mar 8
Trời, nghe mà thấy ham!
sydney2000 wrote on Mar 11, edited on Mar 11
@funny: Hihi
sydney2000 wrote on Mar 11
@tramy : Anh cũng nghĩ như thế
sydney2000 wrote on Mar 11
@vivienne:Thui, đừng ép OX của em quá, tội nghiệp. Hihi
sydney2000 wrote on Mar 11
@linalol : Chị phân tích rất chính xác. Cho đi là nhận lại mà
sydney2000 wrote on Mar 11
@nslekim : Đó cũng là 1 sự chia sẽ công bằng trong đời sống VC Chị nhỉ
nslekim wrote on Mar 30
sydney2000 said
@nslekim : Đó cũng là 1 sự chia sẽ công bằng trong đời sống VC Chị nhỉ 
Nhưng mà nếu đàn ông ở VN mà biết được vậy thì quá tốt...!