Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Ca khúc “Sao mắt mẹ vẫn chưa vui” của NS. Trịnh Công Sơn.






         "Sao mắt mẹ vẫn chưa vui”
                      
1. Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngợp người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi

2. Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm
Ðêm nay hòa bình tôi muốn nghe
Lời nói âm u trên đường về của mẹ
Ðiệu hát hoang vu trên phố sáng của anh
Giọng cười em thơ âm thầm từ thềm vắng
Chị hát nghẹn ngào bên nôi ấm của con
Ðêm nay hòa bình tôi muốn đi
Tìm thấy em thơ trong nụ cười của chị
Tìm thấy mẹ xưa trên môi nín của cha
Tìm gặp tên anh trong tình người vợ góa
Tìm thấy bạn bè trong nỗi nhớ của ta
3. Ðêm nay hòa bình sao anh lại chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngợp người
Ðêm nay hòa bình anh gọi thầm tên ai
Gọi tên ai trong căn nhà nhỏ
Anh đi trận về nghe lại chuyện kể
Ngỡ giấc mơ

4. Ðêm nay hòa bình sao mắt chị chưa vui
Chị hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình sao chị còn bâng khuâng
Chị ru con sao ru lạnh lùng
Ru cha bỏ mình
Ru đời chỉ còn mẹ với con.
  NS. Trịnh Công Sơn


kangaroo69 wrote on Apr 29, '10
30/4/1975 : "Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!” .Thơ của Trần Dần

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Chuyện di tản...


Apr 26, '10 10:05 PM
for everyone
Chuyện di tản tìm tự do lánh nạn cộng sản hồi những ngày cuối tháng tư 1975.



Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở nước ngoài, nhờ xem truyền hình mới biết!

Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ.

Chuyện 1

 Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang!

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ: bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó!

Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp. Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc: bà già đó sợ gì mà phải đi di tản? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình? Rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao? Còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp quá đẹp bây giờ ở đâu?...

Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975.

 Chuyện 2 

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá.

Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh! Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới.

Rồi bà bật khóc thảm thiết. Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà: cái nón lá! Ðến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ?

 Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương.

 Chuyện 3 

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm!

Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Ðứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

 Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài. Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

 Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con.

 Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước. Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã 35 năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm!

 Chuyện 4 

Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết!

Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn.

 Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói: “Ði, đi! Ði, đi!”

Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia. Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt! Không biết thằng nhỏ đó - bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi - ở đâu? Cha con nó có gặp lại nhau không? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy.

(ST )

hanam2000 wrote on Apr 26, '10
Xuc dong qua di thoi ! Nhung day chi la 1 goc rat nho cua cuoc hanh trinh lánh nạn cộng sản cua hon 2 trieu nguoi Viet, trong do co To va Cau.
hoacucvang wrote on Apr 27, '10
Lúc đó em còn chưa sinh ra đời nhưng những gì được nghe - được kể thì thấy 20 năm nội chiến để lại nỗi đau kinh hoàng quá , di chứng như là những vết thương chẳng bao giờ lành sẹo mỗi khi trái gió trở trời ấy.
snowsmiles wrote on Apr 27, '10
Đọc bài viết này của anh mà em thấy quá xúc động. Trong cuộc di tản hỗn loạn ấy vẫn còn có những tình người, những tấm lòng...
cuoidekhonggia wrote on Apr 27, '10
Xúc động wá anh ạ. Ôi, máu đỏ, da vàng!
ladyinred79 wrote on Apr 27, '10
Bai viet that xuc dong. Doi khi em tu hoi : Tai sao dan toc minh kho mai nhu the nay ? 35 nam hoa binh roi, ma dat nuoc van con ngheo, dan chung van lam than, dao duc thi suy doi...
kangaroo69 wrote on Apr 29, '10
Thoi gian nay, tau cung di...nhung HUT. Hahaha. Dong nguoi qua nen chen khong noi, neu chen vao duoc thi co the may lai thay tau o tren Tivi rui. Nhung so voi chuyen "vuot bien" cua may, ra di tu mien Bac, thi gian kho hon nhieu. Dung la cai gia de co duoc 2 chu TU DO khong re 1 chut nao. FREEDOM is NOT FREE !

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới.


Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới
Nếu chúng ta từng đọc từng nghe, và cảm nhận những lời thơ quen thuộc như những dòng nhạc của Du Tử Lê, thì khoảng vài năm gần đây, những vần thơ Du Tử Lê là một giai đoạn khác, năm chữ với đầy hình ảnh, suy tưởng, và đầy ắp không gian lung linh lãng mạn, và nhất là hình tượng, tưởng tựơng hư ảo… thì tập thơ mới chào đời: mang tên “ Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới” là một sáng tạo nối tiếp các tác phẩm từ 50 năm qua của nhà thơ.
Ghi chú ở ngay đầu tập thơ:“Xin đừng đọc qúa qua ba bài thơ năm chữ (trong một lúc) và cũng đừng đọc quá một bài thơ khác”. Không thể cữơng lại những cuốn hút, tôi làm sai lời ghi chú, đã say sưa đọc trong một buổi chiều, không chỉ một tập thơ mới này mà còn lần giở lại vài tập thơ khác nữa cũng của Du Tử Lê in từ một vài năm qua; những tập thơ mới ghi dấu những thay đổi trong dòng thơ của Du Tử Lê theo thứ tự:
        Thơ Du Tử Lê/ Toàn tập/ Một và Hai.
        Qua môi em: tôi thở biết bao đời.
        (Nếu cần,) hãy cho bài thơ một tên gọi. 
        Mất hay còn, chưa hẳn khác nhau đâu. 
        Lại chuyện vãn! / (lần này, ít thôi,) / với bệnh ung thư /
“Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới” bao gồm: Phần một gồm 24 bài thơ ) 5 chữ và Phần hai gồm 12 bài thơ khác.Ta sẽ thấm thía về: Định mệnh đi qua đời người, thoáng qua như tựa một bài thơ “Bão đi qua bàn tay”…
Đọc trong suốt tập thơ, ta như nghe được tiếng thở ra, như một số điệu nhạc, phối hợp dòng thơ 5 chữ với nhịp chân đi trong gió của tác giả: Du Tử Lê phối hợp được một cách tài hoa giữa nhạc điệu của thơ cũ với thơ tự do. Du Tử Lê còn chủ tâm đem rất nhiều chữ nghĩa đường phố ở Việt Nam hiện nay (Những chữ nghĩa chưa hề có trong tự điển, nên có rồi có thể cũng sớm mất, như một phản ảnh cụ thể một giai đoạn nhân sinh, xã hội của VN hôm nay, tại quê nhà như: “những giòng sông bó tay / nhìn trái tim thôi đâp.” (bó tay là chữ đường phố hiện nay) Hoặc: “Những con thú nhồi bông / nhại tiếng cười tiếp thị.” Bước vào thời mở cửa kinh tế thị trường, thì cái gì cũng dùng chữ tiếp thị cả !
Đồng thời ông cũng mang vào một số thuật ngữ đang được dùng ở khắp nơi trên thế giới đang ở trong giai đoạn kinh tế biến chuyển lớn nhất, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kế sau thế chiến thứ II. Do đó, với tư cách một thi sĩ, chúng ta có thể nhìn Du Tử Lê như một “Thư ký của thời đại” ông đang sống.
Sự kiện này cho thấy tâm hồn mới, rõ ràng chừng mực, thơ không chỉ thương vay khóc mướn, Hiện đại cập nhật cũng xuất hiện đâu đó trong thơ, chứ không chỉ là thế giới người và vật xưa kia đã quen tên như “bầy sẻ cũ”, là “chim bói cá”.. nói lên thời đại chạy đuổi, thê thảm của đời sống, chữ nghĩa đường phố, bó tay, mặt bằng, phố kinh tế cô dâu lấy chồng xứ người, “chú rể Đại Hàn”… “những trang blog”, chữ nghĩa của nhân cách hóa “ Mưa giả bữa”. Không đại trà mà đã thể hiện dòng sống hôm nay: “cụ thể như “tôi gai đỏ, chôm chôm” để thể hiện nỗi đau bật máu của tâm hồn…
Những đoạn thơ ngắn ở tập thơ mới này là một lối đi mới mở ra giữa những bế tắc, thoát khỏi những lối mòn, lộ trình xưa cũ quen đi qua, và nhiều người đã quen, thân thuộc, nằm lòng. Tôi thích cách trình bày: bài thơ DTL như bức tranh bày biện ra từ một căn phòng, mở ra một khung cửa nhìn ra khoảng trời, mây nước, vũ trụ bao la, kiếp này kiếp sau, kiếp trước: Cũng trong tập thơ mới này còn có tranh minh họa của Đinh Cường, gồm 35 tác phẩm họa đi kèm, dẫn giải theo 35 đoạn thơ Du Tử Lê, cùng với chân dung sơn dầu dùng làm bìa sau của tập thơ, kèm theo CD đọc thơ của chính tác giả, trang trọng, lôi cuốn.
Và cảm thương với tác giả, Du Tử Lê đã gần chúng ta một thời với “Tình Sầu Du Tử Lê,” với “Khúc Thụy Du” .v.v..Và bằng bài thơ gần cuối tập, lời bình thản tĩnh mịch: “Điều duy nhất tôi nhớ: - giây phút ấy đang tới. Gần lắm rồi.!? ! gần lắm, gần lắm đấy…”
(ST)

hoacucvang wrote on Apr 21, '10
kiếm tìm đọc ở đâu nhỉ ?
cuoidekhonggia wrote on Apr 21, '10
Anh S oi gởi cho HCV tập thơ đó còn e xin cái CD là vừa đủ 1 bộ :D
sydney2000 wrote on Apr 23, '10
Tap tho nay anh phai order o nha sach. Nhu the, anh chi can mua 1 ma tang duoc 2. Hehehe
funnysunday wrote on Apr 23, '10
Oi chao. Tren doi nay co nguoi tot vay ta.
funnysunday wrote on Apr 23, '10
Anh S. oi phai order o tan nha sach day. Ai lai tang don gian the bao gio.

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Cái họa khôn cùng.


Apr 18, '10 11:14 PM
for everyone
Cắt đất đai tổ quốc trả nợ: Cái họa khôn cùngNguyễn Quang Thiều


Nguyễn Quang Thiều  là nhà thơ, nhà văn, biên kịch, vẽ tranh, dịch giả, nhà báo tự do Nguyễn Quang Thiều, 53 tuổi, đang sống ở Hà Ðông. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn chương ở Việt Nam. Không những đa tài, nổi tiếng trong & ngoài nước, thỉnh thoảng, ông gửi đăng báo những bài tâm cảm, trình bày cái nhìn của ông về các vấn đề thời sự của đất nước. Ông vừa gửi tới “Tuần Việt Nam”, một bộ phận của báo điện tử VietNamNet (cơ quan chủ quản là Bộ Thông Tin Truyền Thông ).
Bài viết ngắn có tựa đề “Cắt đất đai tổ quốc trả nợ: Cái họa khôn cùng” vừa mới được bỏ lên tuanvietnam.net sáng sớm ngày Thứ Sáu 16 tháng 4 năm 2010 thì bị giật xuống ngay. Tác giả không nói gì về chuyện ở Việt Nam, nhưng cái đề tài nhậy cảm này “tuy rằng nói đấy mà đây chạnh lòng”. Vấn đề chủ quyền biển đảo, lãnh thổ và cái họa Bắc thuộc đang là nỗi ám ảnh của người Việt Nam yêu Tổ quốc khắp nơi trên thế giới, hiển nhiên gồm cả Nguyễn Quang Thiều.
Dưới đây là bài của ông Thiều bày tỏ sự ưu tư về tiền đồ của dân tộc va` đã bị xóa ở báo điện tử VietNamNet.)

Mấy ngày trước, VTV1 đưa tin hai đứa trẻ Hy Lạp đã lấy những đồng tiền tiết kiệm trong lợn nhựa của chúng để đóng góp cho đất nước trả nợ chứ đừng mang một số hòn đảo, đất đai của tổ tiên chúng, gán nợ cho nước ngoài. Rất nhiều người lớn nghe tin đó đã cúi đầu...

Họ cúi đầu kính trọng và xấu hổ. Và như một sự vô tình, hành động của những đứa trẻ đã thổi vào lòng những người lớn trên nhiều quốc gia lòng tự trọng dân tộc và tình yêu tổ quốc.

Nợ là chuyện bình thường của mọi quốc gia. Ngay như nước Mỹ, nước Nhật còn là con nợ lớn của thế giới cơ mà. Vậy là chuyện mà có lẽ người nào trong đời cũng phải vay ít nhất một lần và các quốc gia cũng như vậy. Nhưng vay để làm việc gì và trả nợ như thế nào mới là điều đáng nói? Tôi không biết vì lý do nào mà Hy Lạp nợ nước ngoài và vì lý do gì mà Hy Lạp không có cách nào trả nợ nước ngoài.

Nợ nước ngoài có nhiều cách. Nợ vì vay để đầu tư hồi phục nền kinh tế hoặc xây dựng những công trình chiến lược của đất nước. Không trả nợ được có thể vì những người lãnh đạo không biết điều hành đất nước mà cụ thể không biết sử dụng một cách hiệu quả nhất tiền vay. Không trả nợ được có thể vì nạn tham nhũng ăn vào quá lớn những đồng tiền đi vay ấy.


Nhưng nợ đến mức làm cho các thế hệ sau nối nhau còng lưng trả nợ cho những người đi trước quả là họa lớn cho đất nước. Còn nợ đến nỗi phải bán cả một hay nhiều phần đất của tổ quốc đi để trả nợ thì đấy là cái họa khôn cùng cho đất nước.


Việc cắt đất cho nước ngoài không phải chuyện hi hữu. Lịch sử nhiều quốc gia trên thế giới do nhiều nguyên nhân đã bán đất cho nước ngoài. Bán có thời hạn hoặc bán vĩnh viễn. Cắt đất cho nước ngoài cũng có nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân là vì bại trận trong một cuộc chiến tranh, có nguyên nhân cắt đất để có được những lợi ích khác và cũng có nguyên nhân do hèn nhát trước những đe dọa của nước ngoài mà dâng đất. Và với nhiều trường hợp, cho mượn đất với những lý do nào đó đôi khi cũng là một cách dâng đất của tổ quốc cho người ngoài.


Nhưng sớm hay muộn thì những dân tộc đã bị cắt đất bán hoặc dâng đất cho nước ngoài sẽ đều tìm cách đòi lại lãnh thổ của mình cho dù lãnh thổ đã mất chỉ nhỏ bằng một thửa ruộng của một người nông dân. Lịch sử cũng cho chúng ta thấy nhiều ví dụ về chuyện đòi lại đất như thế.


Trước tòa nhà Quốc Hội Úc có một ngôi nhà dựng lên gọi là “Ðại sứ Thổ dân Úc”. Tôi đã trò chuyện với đại sứ thổ dân trong ngôi nhà này trong chuyến đến Úc năm 1999. Những người thổ dân Úc dựng “tòa đại sứ” này để đòi lại đất của tổ tiên, ông cha họ đã bị những người da trắng cướp cho dù những người thổ dân Úc còn lại không nhiều và họ không có một quân đội nào. Nhưng họ đã chiến đấu cho lẽ phải bằng chính lẽ phải hết đời này đến đời khác buộc chính quyền Úc phải thừa nhận chủ quyền của họ. Cuối cùng, chính quyền Úc đã phải công khai xin lỗi những người thổ dân.


Bây giờ, chính quyền Hy Lạp cắt một số hòn đảo để trả nợ nước ngoài. Có thể sau đó, họ đã xóa được món nợ tiền, nợ vàng nước ngoài thì họ lại mang một món nợ khác. Món nợ này lớn hơn và đau đớn hơn bất kỳ món nợ nào khác. Ðó là món nợ với tổ quốc và nhân dân họ.


Chính vì thế mà cả những đứa trẻ như hai đứa trẻ Hy Lạp cũng phải đứng lên bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc chúng bằng cách của những đứa trẻ nhưng ý nghĩa của hành động ấy thật sâu sắc, thật lớn lao và thật xúc động.


Qua hành động của hai đứa trẻ Hy Lạp ấy, tôi nghĩ, những người có lương tâm ở tất cả các quốc gia đã từng bán đất hay dâng đất cho nước ngoài cho với bất kỳ lý do nào và cho dù mảnh đất ấy chỉ đủ trồng một khóm hoa hay một gốc tre cũng đều cảm thấy hổ nhục.






hoacucvang wrote on Apr 20, '10
NO COMMENT !

hoacucvang wrote on Apr 20, '10
ah, bỗng nhớ đến bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi mà hồi xưa đi thi HS Giỏi có bình , trong đó có đoạn :"
Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

........................

kangaroo69 wrote on Apr 20, '10
" Qua hành động của hai đứa trẻ Hy Lạp ấy, tôi nghĩ, những người có lương tâm ở tất cả các quốc gia đã từng bán đất hay dâng đất cho nước ngoài cho với bất kỳ lý do nào và cho dù mảnh đất ấy chỉ đủ trồng một khóm hoa hay một gốc tre cũng đều cảm thấy hổ nhục.". Cau xin ho con co LUONG TAM

hoacucvang wrote on Apr 21, '10
Anh nghĩ sao khi mà ... lương tâm họ đã vất cho ... dog ... ăn hết cả rồi .

langthang8 wrote on Jul 4, '10
bài này sâu sắc quá nên làm ai đó bị bức xúc đến nổi gây áp lực để báo phải gở bỏ hén...... cám ơn anh đã copi và cám ơn nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết .....

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Một chuyện không nên kể.

Apr 16, '10 9:36 AM
for everyone

Một chuyện không nên kể


Đó là chuyện Lưu Bình Dương Lễ. Chuyện kể, đại khái: 

“Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Nhà Lưu Bình giàu có, nhưng chỉ ham chơi, không lo học. Dương Lễ nhà nghèo và được cha mẹ Lưu Bình nuôi cho ăn học. Dương Lễ học thành tài, còn Lưu Bình thì thi không đậu. Của cải cha mẹ để lại tiêu xài hết, Lưu Bình bèn tới nhờ Dương Lễ cứu giúp. Dương Lễ không tiếp và chỉ cho một bữa cơm và ít tiền độ nhật. Lưu Bình ôm hận ra đi, may gặp Châu Long, nguyên nàng hầu mới của Dương Lễ giả làm người bán quán, giúp Lưu Bình trở lại đèn sách. Lưu Bình vì mối hận bạn nên bỏ rượu và quyết tâm tu tỉnh ôn lại bài vở. Cuối cùng thi đậu làm quan. Nhưng khi trở về thì Lưu Bình không thấy Châu Long. Tưởng nàng bị hãm hại nên tính việc từ quan đi tìm. Nhưng trước khi thi hành ý định đó, Lưu Bình đến gặp Dương Lễ định phải quấy một trận cho hả giận. Chẳng ngờ khi gặp Dương Lễ, thì phát hiện ra Châu Long là nàng hầu mới của Dương Lễ và nàng đã hi sinh bản thân mình, chịu đóng vai người vợ hẹn cưới để ngầm giúp Lưu Bình.”

Chắc chắn đó là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nổi tiếng và được ưa chuộng. Bởi vậy, nó mới được biến thể thành truyện thơ, rồi biến tấu tuồng, chèo, kịch nói và cải lương. Ở thể loại nào, nó cũng ăn khách. 

Không những vậy, câu chuyện còn được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho trẻ em. Trong một số sách, nó được đặt dưới đề mục “Tình bạn”. Ví dụ, trong một cuốn sách dạy tiếng Việt tại Úc, soạn giả viết:

“Trong văn học dân gian Việt Nam ngày xưa có nhiều truyện ca ngợi tình bạn. Nổi tiếng nhất là truyện Lưu Bình Dương Lễ. Để giúp bạn, Dương Lễ nhờ vợ lẽ của mình nuôi nấng, chăm sóc cho Lưu Bình ăn học đến lúc đỗ đạt, thành tài. Dương Lễ đúng là một người bạn tri kỷ của Lưu Bình.”

Kể ra thì cũng đúng. Về phương diện lý tưởng, giúp bạn để thành công vẫn tốt hơn là nuông chiều những thị hiếu thấp kém của bạn, cuối cùng, biến bạn mình thành một con người hư hỏng. Có điều, biện pháp để Dương Lễ thực hiện cái tình bạn cao cả của mình thì, từ góc nhìn hiện nay, lại khá man rợ: nó được đánh đổi bằng tình vợ chồng. Ngay cả khi Châu Long chỉ là một người vợ lẽ hay một nàng thiếp đi nữa thì dùng cuộc đời nàng để thể hiện tình bạn của mình cũng là một điều tuyệt đối không nên. Châu Long bị biến thành một công cụ. Là công cụ, nàng không những bị tước quyền làm vợ hay làm thiếp mà còn bị tước cả quyền làm người.

Truyện Lưu Bình Dương Lễ, do đó, nếu, một mặt, đề cao tình bạn, thì, mặt khác, lại thể hiện một cái nhìn rất coi rẻ phụ nữ.

Trong một xã hội đề cao sự bình đẳng về phái tính hiện nay, câu chuyện rõ ràng trở thành lỗi thời. Vì lỗi thời, nó không còn mang ý nghĩa giáo dục nữa. Nếu không muốn nói, ngược lại.

Tôi nhớ, một lần, trong một bữa ăn tối ở nhà một người quen ở Úc, câu chuyện tình cờ dẫn dắt đến tình bạn, và người chủ nhà say sưa kể cho con cái anh về chuyện Lưu Bình Dương Lễ. Anh kể khá say sưa và hấp dẫn. Nghe xong, đứa con gái lớn của anh, độ 15, 16 tuổi, buông một câu: “Stupid!” (ngu xuẩn).

Bạn nghĩ sao?

( ST )

kangaroo69 wrote on Apr 16, '10
Bai viet nay hay that.
funnysunday wrote on Apr 16, '10
Too stupid. Mot cau chuyen day doi nhung hoang tuong trong the gioi hien dai.
cuoidekhonggia wrote on Apr 17, '10
Trách cả đôi bên nhân vật trong sự thoả hiệp này. Trách cả người dạy con không đứng trên lập trường giáo dục. Quan điểm của e là vậy.
snowsmiles wrote on Apr 27, '10
sydney2000 said
Nghe xong, đứa con gái lớn của anh, độ 15, 16 tuổi, buông một câu: “Stupid!” (ngu xuẩn). 
Kakaka... em thích câu này 

Thế hệ bây giờ thông minh, hiện đại và có cái nhìn sâu sắc chứ ko "học" một cách áp đặt như ngày xưa nữa.