Cà phê và thuốc lá. | for everyone |
Cà phê và thuốc lá.
Trong chuyến đi Pháp vừa rồi, có hai điều tôi đặc biệt thích: Cà phê và thuốc lá.
Cà phê ở Pháp ngon. Điều đó nói cũng bằng thừa. Nhưng tôi thích nhất là cái không khí uống cà phê. Ở Úc, rất hiếm khi tìm được một quán cà phê mà chỉ có cà phê. Có. Nhưng rất hiếm. Thường thì quán cà phê bán cả thức ăn, phổ biến nhất là pizza và bánh ngọt, kèm theo các loại nước giải khát, từ coca cola đến các loại sinh tố.
Ở các tiệm cà phê ấy, người bán hàng thường chờ đợi khách vừa uống cà phê vừa ăn một món gì đó; thậm chí, nên ăn nhiều hơn là uống: Giá thức ăn thường cao hơn giá nước uống, do đó, lời nhiều hơn. Và cũng không nên ngồi lâu quá. Ở Pháp thì khác. Tôi thấy rất nhiều tiệm cà phê chỉ bán cà phê, hoặc nếu có thêm cái gì khác thì thường là bia và rượu. Chiều và tối có thể có nhiều người uống bia và rượu.
Còn buổi sáng thì hầu hết đều uống cà phê. Mỗi người một tách cà phê. Thường thì tách rất nhỏ. Với người phàm, hớp một cái là hết ngay. Người nghiện cà phê, ngược lại, không uống; họ chỉ nhấp. Những giọt cà phê đặc sánh tan trên lưỡi trước khi chảy vào cuống họng mang theo cả mùi thơm và vị đắng.
Trong các tiệm cà phê như thế, người ta thấy thanh khiết lạ lùng. Chỉ nghe mùi cà phê bốc lên từ chiếc tách trước mặt mình và từ những tách cà phê ở các bàn bên cạnh. Cả tiệm đầy ắp mùi cà phê.
Và nó cũng rất nhân tình. Với một tách cà phê nhỏ, bạn ngồi suốt buổi sáng ư? Không sao cả. Tôi đã từng ngồi như thế, vừa nhâm nhi tách cà phê vừa đọc sách và nhìn ngắm người qua kẻ lại trên đường. Không sao cả. Ngày trước, lúc còn ở Paris, tôi còn mang cả giấy bút ra quán cà phê để ngồi viết. Nhiều lúc, người bán cà phê thấy tôi loay hoay khổ sở với mớ sách báo và giấy tờ trên chiếc bàn nhỏ xíu bèn đẩy thêm một chiếc bàn nữa: hai chiếc bàn nối vào nhau cho một tên khách chỉ uống một, hai ly cà phê đen nhỏ xíu và rẻ mạt.
Mê cái không khí cà phê như thế, sáng nào tôi cũng thức dậy sớm và ra quán cà phê ngồi nhâm nhi. Thường thì uống đến 2, 3 tách.
Còn thuốc lá? Tôi đã bỏ thuốc lá từ lâu. Ở Úc cũng như ở Mỹ, những người hút thuốc lá bị kỳ thị rõ rệt. Không được hút thuốc lá ở nơi làm việc, đã đành. Luật còn cấm cả việc hút thuốc lá ở gần nơi làm việc nữa. Có nơi còn ghi rõ khoảng cách: Không được gần quá 10 mét. Hơn nữa, thiên hạ còn thường nhìn những người hút thuốc lá một cách ghê tởm. Nghe mùi thuốc lá, họ nhăn mặt, lấy tay bịt mũi và bước đi thật nhanh. Dường như họ sợ chút khói ấy có thể làm cho họ bị ung thư ngay tức khắc.
Qua Pháp thì khác. Thống kê cho biết ở Pháp có khoảng 12 triệu người, tức khoảng 20% dân số, hút thuốc lá. Ngoài đường, trong các tiệm ăn hay quán cà phê, ở đâu tôi thấy cũng có rất nhiều người hút thuốc lá. Dĩ nhiên, không phải trong tiệm. Nhưng ở Nice, phần lớn các tiệm ăn hay quán cà phê đều bày bàn ghế lấn ra ngoài đường, dưới những mái che. Ở đó, khách tha hồ nhả khói. Không có ai phàn nàn cả. Hút xong, cứ vất tàn thuốc thẳng xuống đường. Cũng không ai phàn nàn gì cả.
Ở Úc, tại những chỗ đông người hoặc dọc lề đường, người ta thường để các hộp gạt tàn trên các trụ cao vừa tầm tay. Người ta cho răng`, không phải chỉ có khói thuốc mà cả tàn thuốc cũng có hại cho môi sinh: Tàn thuốc gây ra trung bình hơn 4000 vụ cháy ở Úc.
Ngoài ra, tàn thuốc còn chứa rất nhiều độc tố từ thuốc lá. Tàn thuốc ấy vất xuống đất, trôi vào các ống cống,và từ các ống cống, trôi xuống sông: sông bị nhiễm độc; từ sông trôi ra biển: biển bị nhiễm độc. Cá ăn tàn thuốc: bị nhiễm độc; chim ăn tàn thuốc: bị nhiễm độc; người ăn chim và cá: bị nhiễm độc nốt. Có người còn tính: mỗi năm ở Mỹ có khoảng 250 tỉ tàn thuốc vất xuống đất; ở Úc, ít hơn, khoảng 7 tỉ; ở Anh, không có số tàn mà chỉ có trọng lượng: khoảng 200 tấn.
Ở Pháp, chắc người ta cũng thừa biết các điều ấy. Nhưng đi rất nhiều nơi ở Nice, tôi chưa từng thấy bất cứ một cái gạt tàn công cộng nào trên đường phố. Không. Bởi vậy, người hút thuốc không có cách nào khác ngoài việc vất thẳng xuống đường. Vất một cách tự nhiên như nhiên. Tôi chưa thấy ai tỏ vẻ khó chịu.
Trong không khí như thế, cộng với cảm xúc bồi hồi khi quay lại cái nơi mình từng sống trong những ngày đầu tiên của cuộc đời tị nạn, tôi cũng đã mua mấy gói thuốc và suốt ngày cứ bập bập, phì phèo và cũng thanh thản vất tàn thuốc xuống lề đường. Như bao nhiêu người khác.
Có thoáng chút cảm giác tội lỗi không? Thú thực, có. Nhưng, kệ.
Để lúc về lại Úc sẽ bỏ thuốc lá.
Và lại sống một cách lành mạnh.
Và vô vị như trước.
S.T.
Trong chuyến đi Pháp vừa rồi, có hai điều tôi đặc biệt thích: Cà phê và thuốc lá.
Cà phê ở Pháp ngon. Điều đó nói cũng bằng thừa. Nhưng tôi thích nhất là cái không khí uống cà phê. Ở Úc, rất hiếm khi tìm được một quán cà phê mà chỉ có cà phê. Có. Nhưng rất hiếm. Thường thì quán cà phê bán cả thức ăn, phổ biến nhất là pizza và bánh ngọt, kèm theo các loại nước giải khát, từ coca cola đến các loại sinh tố.
Ở các tiệm cà phê ấy, người bán hàng thường chờ đợi khách vừa uống cà phê vừa ăn một món gì đó; thậm chí, nên ăn nhiều hơn là uống: Giá thức ăn thường cao hơn giá nước uống, do đó, lời nhiều hơn. Và cũng không nên ngồi lâu quá. Ở Pháp thì khác. Tôi thấy rất nhiều tiệm cà phê chỉ bán cà phê, hoặc nếu có thêm cái gì khác thì thường là bia và rượu. Chiều và tối có thể có nhiều người uống bia và rượu.
Còn buổi sáng thì hầu hết đều uống cà phê. Mỗi người một tách cà phê. Thường thì tách rất nhỏ. Với người phàm, hớp một cái là hết ngay. Người nghiện cà phê, ngược lại, không uống; họ chỉ nhấp. Những giọt cà phê đặc sánh tan trên lưỡi trước khi chảy vào cuống họng mang theo cả mùi thơm và vị đắng.
Trong các tiệm cà phê như thế, người ta thấy thanh khiết lạ lùng. Chỉ nghe mùi cà phê bốc lên từ chiếc tách trước mặt mình và từ những tách cà phê ở các bàn bên cạnh. Cả tiệm đầy ắp mùi cà phê.
Và nó cũng rất nhân tình. Với một tách cà phê nhỏ, bạn ngồi suốt buổi sáng ư? Không sao cả. Tôi đã từng ngồi như thế, vừa nhâm nhi tách cà phê vừa đọc sách và nhìn ngắm người qua kẻ lại trên đường. Không sao cả. Ngày trước, lúc còn ở Paris, tôi còn mang cả giấy bút ra quán cà phê để ngồi viết. Nhiều lúc, người bán cà phê thấy tôi loay hoay khổ sở với mớ sách báo và giấy tờ trên chiếc bàn nhỏ xíu bèn đẩy thêm một chiếc bàn nữa: hai chiếc bàn nối vào nhau cho một tên khách chỉ uống một, hai ly cà phê đen nhỏ xíu và rẻ mạt.
Mê cái không khí cà phê như thế, sáng nào tôi cũng thức dậy sớm và ra quán cà phê ngồi nhâm nhi. Thường thì uống đến 2, 3 tách.
Còn thuốc lá? Tôi đã bỏ thuốc lá từ lâu. Ở Úc cũng như ở Mỹ, những người hút thuốc lá bị kỳ thị rõ rệt. Không được hút thuốc lá ở nơi làm việc, đã đành. Luật còn cấm cả việc hút thuốc lá ở gần nơi làm việc nữa. Có nơi còn ghi rõ khoảng cách: Không được gần quá 10 mét. Hơn nữa, thiên hạ còn thường nhìn những người hút thuốc lá một cách ghê tởm. Nghe mùi thuốc lá, họ nhăn mặt, lấy tay bịt mũi và bước đi thật nhanh. Dường như họ sợ chút khói ấy có thể làm cho họ bị ung thư ngay tức khắc.
Qua Pháp thì khác. Thống kê cho biết ở Pháp có khoảng 12 triệu người, tức khoảng 20% dân số, hút thuốc lá. Ngoài đường, trong các tiệm ăn hay quán cà phê, ở đâu tôi thấy cũng có rất nhiều người hút thuốc lá. Dĩ nhiên, không phải trong tiệm. Nhưng ở Nice, phần lớn các tiệm ăn hay quán cà phê đều bày bàn ghế lấn ra ngoài đường, dưới những mái che. Ở đó, khách tha hồ nhả khói. Không có ai phàn nàn cả. Hút xong, cứ vất tàn thuốc thẳng xuống đường. Cũng không ai phàn nàn gì cả.
Ở Úc, tại những chỗ đông người hoặc dọc lề đường, người ta thường để các hộp gạt tàn trên các trụ cao vừa tầm tay. Người ta cho răng`, không phải chỉ có khói thuốc mà cả tàn thuốc cũng có hại cho môi sinh: Tàn thuốc gây ra trung bình hơn 4000 vụ cháy ở Úc.
Ngoài ra, tàn thuốc còn chứa rất nhiều độc tố từ thuốc lá. Tàn thuốc ấy vất xuống đất, trôi vào các ống cống,và từ các ống cống, trôi xuống sông: sông bị nhiễm độc; từ sông trôi ra biển: biển bị nhiễm độc. Cá ăn tàn thuốc: bị nhiễm độc; chim ăn tàn thuốc: bị nhiễm độc; người ăn chim và cá: bị nhiễm độc nốt. Có người còn tính: mỗi năm ở Mỹ có khoảng 250 tỉ tàn thuốc vất xuống đất; ở Úc, ít hơn, khoảng 7 tỉ; ở Anh, không có số tàn mà chỉ có trọng lượng: khoảng 200 tấn.
Ở Pháp, chắc người ta cũng thừa biết các điều ấy. Nhưng đi rất nhiều nơi ở Nice, tôi chưa từng thấy bất cứ một cái gạt tàn công cộng nào trên đường phố. Không. Bởi vậy, người hút thuốc không có cách nào khác ngoài việc vất thẳng xuống đường. Vất một cách tự nhiên như nhiên. Tôi chưa thấy ai tỏ vẻ khó chịu.
Trong không khí như thế, cộng với cảm xúc bồi hồi khi quay lại cái nơi mình từng sống trong những ngày đầu tiên của cuộc đời tị nạn, tôi cũng đã mua mấy gói thuốc và suốt ngày cứ bập bập, phì phèo và cũng thanh thản vất tàn thuốc xuống lề đường. Như bao nhiêu người khác.
Có thoáng chút cảm giác tội lỗi không? Thú thực, có. Nhưng, kệ.
Để lúc về lại Úc sẽ bỏ thuốc lá.
Và lại sống một cách lành mạnh.
Và vô vị như trước.
S.T.
hoangvankhanh wrote on Dec 8, '09
:) cười cái póc tem anh rồi em đọc nghe ;))
|
hoangvankhanh wrote on Dec 8, '09
Ở Úc, rất hiếm khi tìm được một quán cà phê mà chỉ có cà phê. Có. Nhưng rất hiếm. Thường thì quán cà phê bán cả thức ăn, phổ biến nhất là pizza và bánh ngọt, kèm theo các loại nước giải khát, từ coca cola đến các loại sinh tố.
-------------------------->>>>>>>>> Ở SG cũng thế thôi anh. Bán café ko có mà ngáp :DDDD |
hoangvankhanh wrote on Dec 8, '09
ST là tên anh? Dịch nghĩa dùm VK đc ko? :D
|
sydney2000 wrote on Dec 8, '09
;)
|
hoangvankhanh wrote on Dec 8, '09
sydney2000 said
;)
cười mà đc à? ko dễ dàng thế! :D
|
sydney2000 wrote on Dec 8, '09
:(
|
hoangvankhanh wrote on Dec 8, '09
sydney2000 said
:(
hihiih... Anh viết rấ hay! :)
|
hoacucvang wrote on Dec 8, '09
Đọc bài này anh làm em nhớ caphe ở Đức rồi đây...lại nhớ đến ly Irish cream ngon tuyệt, vị quế thơm lừng... ui ui ui thèm quá, em là tín đồ của CF sữa anh Sơn ui, mà trái ngược với BB lại không biết " thưởng thức CF" thật là hoài phí quá hà .
|
cuoidekhonggia wrote on Dec 10, '09
Em được hưởng cái không khí nhâm nhi cà phê tại một nơi chỉ bán duy nhất cà phê với ghế đẩu và những con người thư thả rồi anh ạ. Rất tuyệt, nhưng bi giờ thì không còn nữa.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét